Bạn chắc hẳn đã từng nghe đến cache nhưng lại không biết nó có nghĩa, công dụng, cách hoạt động của nó hay dữ liệu cache được lưu ở đâu … Làm sao để sử dụng Cache một cách hiệu quả nhất giúp tăng tốc độ truy cập Website. Với bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tất cả liên quan đến cache là gì?, hãy đọc thật kĩ nhé!
Nội dung chính
Cache là gì?
Trước khi đến tìm hiểu Cache là gì?, bạn hãy tìm hiểu sơ qua về “tầng dữ liệu” trong bộ nhớ hệ điều hành. Các tầng bộ nhớ trong máy tính lưu trữ sẽ tách biệt mỗi cấp độ với nhau và khác nhau dựa vào thời gian đáp ứng.
Ngoài thời gian đáp ứng, độ phức tạp hay dung lượng, các tầng cũng có thể được phân biệt với nhau bằng hiệu năng và công nghệ sử dụng.

Xem thêm : Widget là gì ? Cách thêm, bỏ Widget trên WordPress
Càng lên cao thì dung lượng của bộ nhớ sẽ càng giảm dần, nhưng mà tốc độ truy xuất sẽ càng nhanh hơn. Và Cache chính là mức nhanh thứ 2 sau tốc độ chạy của CPU (là thứ 3 nếu tính cả thanh ghi – register).
Điều này chứng tỏ rằng cache là một bộ phận vô cùng quan trọng và các dữ liệu trong cache cũng sẽ được xử lý rất nhanh chóng. Cache hay bộ nhớ đệm là phần cứng hoặc phần mềm được tích hợp sẵn với tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong môi trường máy tính.
Cách hoạt động của Cache là gì?
Cách hoạt động của cache thật ra rất đơn giản. Bình thường thì những dữ liệu để chạy chương trình sẽ lưu trữ trên bộ nhớ của hệ thống (như RAM). Trong khi được sử dụng, nó sẽ được đẩy vào cache giúp cho việc thực thi nhanh hơn.
Do vậy, những chương trình bạn mà mở lần đầu thường có khuynh hướng mở lâu, lý do là bởi chương trình đó phải được đẩy một cách từ từ. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn truy cập lại chương trình đó thường xuyên trong suốt quá trình làm việc của mình thì những lần mở sau có thể sẽ nhanh hơn.
Khi chúng ta thao tác bất kì việc gì trên máy tính (như mở chương trình, trình duyệt web hay là bật nhạc), là gửi các thông tin/ dữ liệu lên hệ điều hành làm điều gì đó. Hệ điều hành sẽ tiếp nhận và thực thi giúp chúng ta. Do vậy, lúc yêu cầu thực hiện của chúng ta được gửi lên, hệ điều hành sẽ kiểm tra những dữ liệu của hoạt động đấy đã được tải lên cache hay chưa.

Xem thêm : Angular là gì ? Tại sao nên dùng Angular?
Nếu có thì hệ điều hành sẽ lấy ngay chúng rồi thực thi ngay chương trình, nhờ vậy yêu cầu sẽ được diễn ra nhanh. Còn nếu không, nó sẽ sao chép một bản thông tin yêu cầu vào cache, phòng trường hợp khi mình sử dụng lại dữ liệu đó, và thực thi. Vì vậy, quá trình đợi yêu cầu hệ điều hành thực thi của người dùng sẽ lâu hơn.
Các loại Cache phổ biến hiện nay
Cache là gì? Nó được chia ra làm 3 loại chính
- Write-around cache
- Write-through cache
- Write-back cache
Tại sao Cache quan trọng?
Bộ nhớ đệm giúp làm tăng tốc độ Load Website đáng kể. Và khi được sử dụng đúng cách, nó không chỉ giúp thời gian tải của bạn nhanh hơn đáng kể mà còn giảm tải trên máy chủ.

Để hiểu rõ hơn quy trình lưu vào bộ nhớ đệm, bạn hãy xem cách mà một trang được Load. Giả sử bạn có sở hữu một Blog bật bộ nhớ đệm. Lần đầu tiên khi ai đó truy cập trang chủ của bạn, họ truy cập trang theo cách bình thường.
Máy chủ sẽ nhận được yêu cầu, xử lý và kết quả trang Web hiển thị được chuyển thành tệp HTML và sẽ được gửi đến trình duyệt Web của khách đang truy cập.
Vì bộ nhớ đệm của blog được bật, máy chủ sẽ tự động lưu trữ tệp HTML này – thường nằm trong RAM, tốc độ này rất nhanh.
Và trong lần sau khi bạn hoặc bất kỳ ai khác xem trang chủ, máy chủ sẽ không cần thực hiện quá trình xử lý và chuyển đổi sang HTML. Thay vào đó, nó chỉ việc gửi tệp HTML đã được chuẩn bị sẵn trước đó đến trình duyệt.
Điều này sẽ giúp khách truy cập không phải đợi lâu để có thể Load trang. Đồng thời, trang Web cũng sẽ sử dụng ít băng thông hơn. Nếu mà bạn có nguồn lực hạn chế thì đây chắc chắn là điều đặc biệt tốt.
Dữ liệu cache được lưu trữ ở đâu?
Các dữ liệu của cache được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau trên server, giữa các webserver hay giữa các client. Nhìn chung thì có 3 vị trí lưu trữ cache như sau:

Browser cache
Các trình duyệt web như Google Chrome, Firebox, Safari,… đều có bộ nhớ đệm cache riêng (browser cache) để có thể cải thiện hiệu suất cho các trang web thường xuyên được người dùng truy cập.
Khi người dùng vào 1 webpage thì tất cả các dữ liệu của trang đó sẽ được lưu trữ trong cache của trình duyệt của máy tính. Nếu người dùng nhấn vào nút “back” để trở lại, trình duyệt sẽ gần như lập tức hiển thị các dữ liệu đã lưu lại từ bộ nhớ cache.
Cách tiếp cận này gọi là read cache (đọc cache). Với cách tiếp cận này, bạn có thể rút ngắn được tăng tốc độ phản hồi của trình duyệt gấp nhiều lần.
Browser Cache hiện nay là nơi lưu trữ dữ liệu webpage phổ biến nhất.
Proxy cache
Trong khi browser cache là gì? chỉ ứng dụng cho một người dùng duy nhất thì proxy cache lại có thể đáp ứng cho nhu cầu của hàng trăm user truy xuất cùng 1 nội dung.

Proxy cache thì được cài đặt và vận hành bởi ISPs (Internet Service Providers). Hình thức lưu trữ này sẽ giúp tận dụng được nguồn tài nguyên phần cứng một cách tối đa.
Gateway cache (reverse proxy cache)
Khác với proxy cache, gateway cache được đặt gần với origin server với mục đích làm giảm tải lên server. Gateway cache triển khai theo mô hình máy chủ 2 lớp.
Trong đó, 1 lớp có vai trò là front end, còn 1 lớp thì giữ nhiệm vụ back end. Gateway cache được cài đặt bởi các quản trị viên nên ta có thể kiểm soát và điều khiển được nó, điều này hoàn toàn ngược lại với browser cache và proxy cache.
Có nên xóa bộ nhớ đệm cache hay không
Bạn đã hiểu cache là gì, có những loại cache nào, và dự liệu cache được lưu trữ ở đâu, vậy có nên xóa bộ nhớ đệm hay không cũng chính là câu hỏi mà khá nhiều người đang quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đi tiếp phần dưới đây nữa nhé.
Việc xóa bộ nhớ đệm hệ thống thực sự không gây ra bất kì rắc rối nào, tuy nhiên nó cũng không giúp ích được gì nhiều. Các file được lưu trữ trong đó sẽ cho phép thiết bị có thể truy cập vào các thông tin tham chiếu cũ mà không cần phải khởi tạo lại lần nữa.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác mà bạn nên xoá bộ nhớ đệm (cache) như:
- Các tập tin bộ nhớ cache của ứng dụng bị lỗi, khiến ứng dụng hoạt động sai.
- Bạn muốn xóa các tập tin có chứa những thông tin cá nhân để bảo vệ sự riêng tư và an toàn của bạn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cache, hi vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu được cache là gì, có những loại cache phổ biến nào, dữ liệu cache được lưu trữ ở đâu và có nên xóa cache hay không. Nếu thấy bài viết của chúng tôi ý nghĩa, hãy để lại bình luận nhé.