1. HRM là gì?
HRM, hay Quản trị Nguồn nhân lực, là tập hợp nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự. Bộ phận HRM không chỉ là một phần của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều chiến lược khác của tổ chức.
Định nghĩa HRM là gì?
Các chuyên viên HRM đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như duy trì, quản lý và tận dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực. Trong quá trình hiểu HRM là gì, bạn sẽ gặp phải một số khái niệm có phần khác nhau về định nghĩa này, nhưng nhìn chung HRM là từ chỉ hoạt động quản trị nhân sự.
2. HRM bao gồm những gì?
Từ góc độ trách nhiệm, HRM quản trị toàn bộ các hoạt động với mục đích thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và duy trì một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu công việc, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Nó bao gồm các quyết định và hoạt động quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân viên và tổ chức.
Những yếu tố tạo nên HRM là gì?
HRM là phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện nhằm xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa người lao động, tập thể lao động với tổ chức. Từ đó, tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân sự và tối ưu chi phí, mang đến hiệu quả lao động cho công ty.
Các nhiệm vụ cụ thể của quản trị nguồn nhân lực bao gồm phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu suất, khuyến khích tinh thần hăng say làm việc của nhân viên.
3. Cách hoạt động của HRM là gì?
Cách thức hoạt động của mô hình HRM là gì?
Quản lý Nguồn nhân lực (HRM) hoạt động thông qua các chuyên gia nhân sự, những người chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự. Sự đa dạng về quy mô, cấu trúc và tính chất của từng vị trí trong Phòng Hành chính – Nhân sự ở mỗi tổ chức là không giống nhau.
- Trong các tổ chức có quy mô nhỏ, một vị trí nhân sự thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau nhằm tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí.
- Đối với các tổ chức lớn, xuất hiện các vị trí chuyên biệt như cán bộ tuyển dụng, cán bộ quản lý nhân sự và phúc lợi,… Sự phân cấp này giúp việc quản lý nhân lực được hiệu quả hơn.
4. Vai trò của HRM là gì?
Vai trò của Quản lý Nguồn Nhân lực (HRM) trong doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở việc quản lý, duy trì mà còn nâng cao tối đa sức mạnh của nguồn nhân lực. Nó là quá trình linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và nhân sự. Ngày nay, vai trò của HRM ngày càng trở nên quan trọng, để đạt được những mục tiêu lớn, cần có nguồn lực lớn mạnh.
Vai trò đối với doanh nghiệp của HRM là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận ra rằng, yếu tố con người đóng vẫn có vai trò then chốt, quyết định cho sự thành – bại trong hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. HRM không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là điều kiện cần để một doanh nghiệp, tổ chức duy trì và phát triển vững mạnh.
Ngày nay, với mức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường lao động ngày càng có nhiều biến động, tay nghề kỹ thuật và năng lực chuyên môn của người lao động luôn là tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng. Bởi chúng quyết định không nhỏ tới sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp trên bản đồ thị trường. Chính điều này cũng cho thấy rằng, bộ phận HRM trong một doanh nghiệp là rất cần thiết và cần được đầu tư phát triển, nâng cao hơn nữa.
5. Chức năng của HRM
Sau khi đã hiểu được định nghĩa HRM là gì, cách thức hoạt động và vai trò của bộ phận này, job3s tiếp tục cung cấp thêm thông tin về chức năng của bộ phận HRM để bạn có cái nhìn toàn diện hơn.
Chức năng của HRM là gì?
5.1. Thúc đẩy hiệu suất công việc
Nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên phát triển năng lực cá nhân, đồng thời mang lại nhiều lợi ích kinh doanh thông qua đó.
Việc đánh giá hiệu suất nhân viên được thực hiện thông qua các công cụ như thang điểm KPI, đánh giá từ đối tác và đồng nghiệp, cũng như thông qua số liệu cụ thể về tỷ lệ hoàn thành công việc. Những chỉ số này không chỉ giúp nhân viên tự đánh giá năng lực cá nhân, mà còn tạo động lực để nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc của team, phòng ban.
5.2. Nâng cao trình độ đội ngũ
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để nhân viên phát triển năng lực chuyên môn, tư duy trong công việc. Điều này giúp nhân sự nâng cao những giá trị cá nhân để phù hợp với những mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp. Việc có cơ hội được học hỏi, tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng mới cũng giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, được giúp đỡ, tăng khả năng năng giữ chân những nhân sự tiềm năng, tài giỏi cho doanh nghiệp, tổ chức.
5.3. Xây dựng đội ngũ nòng cốt
Xây dựng một đội ngũ nhân sự nòng cốt là một chiến đúng đắn mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Việc này giúp giảm chi phí và thời gian tuyển dụng, đồng thời tăng hiệu quả công việc. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức nên đầu tư những khóa học, tăng đãi ngộ cho những nhân viên nòng cốt này để tạo dựng nền móng nhân sự chất lượng, vững chắc.
5.4. Tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài
Quản lý nguồn nhân lực tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp làm sao để thu hút ứng viên tài năng cho từng vị trí công việc. Nguồn lực đầu vào mạnh hay yếu, có tiềm năng phát triển và đồng hành lâu dài với công ty hay không, một phần lớn cũng phụ thuộc vào HRM.
5.5. Sử dụng công nghệ, các công cụ quản trị nhân lực
Các HR Manager cần nâng cao kĩ năng sử dụng và ứng dụng các phần mềm quản trị nhân lực giúp tiết kiệm thời gian, quản lý hiệu quả.
5.6. Đề xuất các chính sách phúc lợi
Đề xuất các chính sách đãi ngộ công bằng và minh bạch, chính sách tăng lương, thưởng, tổ chức các chương trình gắn kết nhân viên,… Một doanh nghiệp có được đánh giá là phát triển lớn mạnh hay không, không chỉ dựa vào báo cáo doanh thu, lợi nhuận hàng tháng, năm, mà còn dựa vào mức độ gắn kết, hài lòng, tinh thần làm việc, sự yêu thích công việc cũng như môi trường làm việc của toàn bộ nhân sự trong công ty. Do đó, trải nghiệm của nhân viên về công ty cũng quan trọng như trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
5.7. Đề xuất cải tiến các vấn đề nhân sự
Đề xuất việc cải tiến quản lý vấn đề nhân sự để giảm thiểu tác động không tốt tới những nhân sự khác hoặc gây ra biến động lớn về nguồn lực. Quản trị nhân sự hiệu quả không chỉ giúp giảm tỷ lệ biến động nhân sự mà còn ngăn chặn tình trạng thiếu nhân sự kéo dài.
6. Các tính năng cần có của một phần mềm HRM
Hỗ trợ quản lý nhân sự và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự HRM được thiết kế với những tính năng cơ bản sau:
Những tính năng cần có của một phần mềm HRM là gì?
Lên kế hoạch tuyển dụng & theo dõi ứng viên:
- Bộ phận nhân sự có thể dễ dàng lên kế hoạch tuyển dụng thông qua phần mềm, tự động thu thập hồ sơ ứng viên, quản lý và đánh giá các hồ sơ một cách thuận tiện.
Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự:
- Thay vì sử dụng các sheet Excel phức tạp, HR Manager có thể tự tin sử dụng phần mềm để lưu trữ, tra cứu, kiểm tra và chỉnh sửa thông tin của toàn bộ nhân sự một cách hiệu quả.
Quản lý thời gian làm việc:
- Phần mềm HRM có tính năng quản lý chấm công, theo dõi ngày nghỉ của nhân sự, đồng thời cung cấp tính năng tính lương và quản lý bảng công, bảng lương một cách thuận tiện.
Quản lý và đánh giá KPI:
- Một hệ thống quản lý nhân sự toàn diện cần phải hỗ trợ quản lý KPI, giúp đánh giá hiệu suất làm việc, sự nỗ lực của nhân sự một cách linh hoạt và chính xác.
Thống kê và báo cáo:
- Phần mềm cung cấp khả năng thống kê và tạo báo cáo để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu chính xác và chi tiết.
7. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực thường bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: nội tại và ngoại tại.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của HRM mà bạn cần lưu ý
Yếu tố Nội Tại:
- Lịch sử doanh nghiệp: Sự phát triển và diễn biến của doanh nghiệp qua từng giai đoạn, thời kỳ.
- Giá trị & Triết lý: Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và triết lý kinh doanh có thể ảnh hưởng tới HRM.
- Chiến lược: Kế hoạch và hướng đi mà doanh nghiệp đề ra để đạt được mục tiêu.
- Văn hóa tổ chức: Văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới tinh thần và cảm nhận của nhân viên về môi trường mà họ đang làm việc.
- Tính đa dạng của nguồn nhân lực: Sự đa dạng về kỹ năng, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân trong đội ngũ nhân sự.
- Phong cách & Kinh nghiệm của lãnh đạo: Phong cách quản lý và kinh nghiệm lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo.
Yếu tố Ngoại Tại:
- Điều kiện Kinh tế: Tình hình kinh tế có thể gây biến động nhân sự
- Luật pháp và Chính sách Chính phủ: Những quy định và hướng xử lý các vấn đề trong Luật lao động có thể ảnh hưởng tới việc quản trị nhân lực.
- Công cụ Phần mềm Quản lý Nguồn Nhân lực: Việc quản lý nhân lực hiệu quả hay không hoặc hiệu quả tới đâu một phần có tác động từ các công cụ, phần mềm quản lý nhân lực.
Vai trò quan trọng của HRM với doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận. HRM có vai trò tối ưu năng suất làm việc và cải thiện chất lượng của đội ngũ nhân sự. Để trở thành một HR Manager (HRM), bạn cần hiểu rõ HRM là gì và vai trò của HRM như thế nào, để từ đó đưa ra quyết định và chiến lược tối ưu sao cho phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp của mình.