Hub là gì ? Khi nào Hub sẽ tốt hơn Switch

Posted on Công Nghệ, Blog Chia Sẻ 2057 lượt xem

Ngày nay, hệ thống mạng đã trở nên vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ sử dụng chúng với mục đích cá nhân chứ không hề tìm hiểu đúng về mục đích sử dụng. Và Hub chính là một thiết bị mạng điển hình như vậy. Nếu như bạn đang thắc mắc Hub là gì? thì đừng lo, bởi trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu Hub là gì? Chức năng của Hub được dùng để làm gì?

Nội dung chính

Hub là gì?

Khi đề cập đến hệ thống mạng thì Hub là một thiết bị không thể không nhắc đến. Hub là một thiết bị mạng cơ bản được sử dụng để kết nối nhiều máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác lại với nhau.

Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub
Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub

Xem thêm : Digital là gì? Digital được thực hiện như thế nào?

Là một điểm kết nối chung cho các thiết bị trong mạng và thường được sử dụng để kết nối các phân đoạn trong cùng một mạng LAN. Thông thường, một Hub sẽ có từ 4 đến 24 cổng, thậm chí có nhiều Hub được thiết kế với số cổng nhiều hơn.

Hub có những loại gì?

Căn cứ vào các tính năng và đặc điểm của mỗi dòng, Hub được phân chia làm 3 loại:

Passive Hub là gì?: cách thức hoạt động thụ động, hiệu suất truyền mạng kém, không ổn định và chỉ nhận dữ liệu từ một cổng rồi truyền tới tất cả các cổng còn lại. 

Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub
Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub

Active Hub là gì?: dùng để giám sát các dữ liệu được gửi đến thiết bị kết nối nào, có thể sửa chữa các gói tin lỗi hay điều hướng/phân phối gói tin còn lại.

Nếu có một cổng nhận được tín hiệu yếu nhưng vẫn có thể đọc được thì active hub sẽ khuếch đại tín hiệu này và cho phép tín hiệu đó ra các cổng còn lại nhằm đảm bảo mức tín hiệu cần thiết.

Hay nếu như có bất kỳ thiết bị kết nối mạng nào bị lỗi thì nó sẽ tăng tín hiệu cho các thiết bị khác trong cùng mạng.

Smart Hub là gì?: có tính ưu việt nhất, có chức năng tương tự như hai loại trên, nhưng có gắn thêm chip điều khiển để có thể cho phép tự động phát hiện, kiểm tra lỗi trên các thiết bị vật lý. Từ đó giúp rà soát được các thiết bị nào trong mạng hoạt động kém.

Trong 3 loại trên thì Active Hub là loại phổ biến nhất và được mọi người ưa chuộng sử dụng. 

Vai trò và chức năng của Hub là gì?

Sau khi tìm hiểu được định nghĩa của Hub thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của Hub và Hub sẽ có chức năng gì nhé?

Vai trò của Hub là gì? như là một điểm kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng tiếp nhận và xử lý các gói dữ liệu, hay còn được gọi là các khung. Đối với các khung dữ liệu này, sau khi Hub nhận được một khung, ngay lập tức nó sẽ được khuếch đại tín hiệu và truyền tới các cổng khác để các thiết bị kết nối tới đều có thể sử dụng. 

Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub
Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub

Xem thêm : PHP là gì ? Chức năng của ngôn ngữ PHP là gì?

Hub thực hiện xử lý các yêu cầu từ thiết bị mạng của bạn và dạng dữ liệu này được gọi là khung (frame). Khi trong quá trình thực hiện vai trò của mình,

Hub sẽ không quan tâm đến việc khung chỉ được truyền tới một cổng bởi vì nó không hề có khả năng phân biệt được cổng nào sẽ thực hiện chức năng nhiệm vụ gửi đến.

Cũng chính vì thế, nó sẽ chuyển đến tất cả các cổng để đảm bảo rằng nó đã hoàn toàn thực hiện được đích dự định. Kết quả là xuất hiện rất nhiều lưu lượng cho truy cập trên mạng, dẫn đến tình trạng thời gian cho phản hồi mạng kém.

Đối với một HuB 10/100Mbps, nó sẽ phải thực hiện chia băng thông với tất cả các cổng khác của nó. Vì vậy, chỉ cần có duy nhất một PC được phát sóng là nó được phép quyền truy cập đến băng thông một cách tối đa nhất.

Trên đây chính là vai trò và chức năng cơ bản của Hub, nghe thì có vẻ khá là khó hình dung và hơi khó hiểu đối với những người mới tìm hiểu về Hub, đặc biệt là các bạn mới vào nghề hoặc mới tìm hiểu về công nghệ thông tin.

Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub
Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy chỉ cần ghi nhớ rằng Hub là gì? là một thiết bị mạng giúp cho tiện ích phát triển một cách tối ưu dữ liệu mạng đến các thiết bị khác.

Trong một Hub có nhiều cổng kết nối, số lượng thiết bị mạng kết nối với nó cũng khá là nhiều, chính vì thế mà điều này được coi là một trong những tiện ích cực tốt dành cho chúng ta khi sử dụng Hub.

Tuy nhiên, hiện nay, người ta sử dụng router băng thông rộng, Switch trong mạng gia đình để thay thế cho Hub. Nhưng do chi phí của Hub thấp, cách sử dụng lại đơn giản, phù hợp với gia đình nên Bub vẫn còn được sử dụng cho những mục đích nhất định.

Khi nào Hub sẽ tốt hơn Switch?

Nếu như bạn muốn tăng số thiết bị để có thể kết nối mạng thì Switch chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Switch không chỉ có đầy đủ các tính năng của Hub mà còn có thêm những lợi ích khác.

Switch hoạt động ở tốc độ dữ liệu cao, ở chế độ bán song công hoặc song công toàn phần, có thể tự động đặt tốc độ và song công bằng cách sử dụng giao thức Auto-negotiation.

Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub
Hub là gì? Vai trò và chức năng của Hub

Không chỉ vậy, Switch còn cải thiện thông lượng bằng cách hạn chế lưu lượng tin nhắn trực tiếp chỉ gửi đến các cổng trên switch tham gia giao tiếp.

Những cổng khác không liên quan đến giao tiếp sẽ không nhận được thông báo. Tính năng này được switch thực hiện bằng cách sao chép lại vị trí cổng của tất cả các địa chỉ trạm khởi để đưa vào cơ sở dữ liệu.

Khi vị trí địa chỉ cổng được khám phá ra, việc giao tiếp sẽ được sắp xếp để chỉ diễn ra trên hai cổng của switch cho một thông báo được định hướng rõ ràng.

Phải công nhận rằng tính năng này của switch rất tuyệt, nhưng có một tình huống mà Hub vẫn được ưu ái hơn, đó là khi bạn thực hiện chẩn đoán mạng bằng các công cụ như WireShark.

Hub là gì? hoạt động chỉ ở duy nhất một tốc độ và chỉ ở chế độ bán song công trong Shared Ethernet, nên chúng sẽ không có định nghĩa về địa chỉ trạm.

Ngoài ra, khi sử dụng Shared Ethernet, tất cả các cổng Hub sẽ lặp đi lặp lại cùng một thông báo nhận được trên mỗi cổng của hub.

Điều đó chứng tỏ rằng một công cụ chẩn đoán được kết nối với bất kỳ cổng hub không sử dụng nào cũng có thể xem tất cả lưu lượng được gửi qua mạng.

Ngoài ra, Switch sẽ hạn chế tối đa lưu lượng cổng và làm cho công cụ chuẩn đoán không thể nhìn thấy rõ được các thông báo, ngoại trừ tin nhắn broadcast (tin nhắn được gửi đến tết cả các cổng).

Mặc dù có thể sử dụng tính năng Port Mirroring trên Switch, nhưng tính năng này thường chỉ cung cấp cho các Switch có chức năng cao cấp hơn và không có gì có thể đảm bảo rằng nó sẽ nắm bắt được tất cả dữ liệu.

Cuối cùng, nếu như bạn đang thực hiện chẩn đoán giao thức tại một plugfest, việc sử dụng Hub sẽ tốt hơn là Switch.

Bài viết này là tổng hợp những thông tin liên quan đến Hub là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể để lại nhận xét hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: