Ngành Luật là gì? Tìm hiểu thông tin về ngành này để biết nên theo đuổi hay không

1. Ngành Luật là gì?

Hiểu ngành Luật là gì sẽ giúp bạn quyết định được có nên học ngành này hay không và nên chọn chuyên ngành gì

Hiểu ngành Luật là gì sẽ giúp bạn quyết định được có nên học ngành này hay không và nên chọn chuyên ngành gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều người nhắc đến ngành Luật nhưng thực tế vẫn chưa hiểu rõ ngành Luật là gì đúng không.

Ngành Luật là một thành phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, bao gồm các quy định và nguyên tắc pháp lý điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cụ thể. Các lĩnh vực chính trong ngành luật bao gồm thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên và chuyên viên pháp lý.

Những sinh viên học ngành Luật ở trình độ Đại học sẽ được tự do chọn lựa các chuyên ngành như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Đất đai, v.v. Mỗi chuyên ngành cung cấp kiến thức và kỹ năng cụ thể phục vụ cho các lĩnh vực pháp luật khác nhau.

Ví dụ, sinh viên học Luật Dân sự sẽ được trang bị kiến thức về các quan hệ pháp luật dân sự như lao động, hôn nhân và gia đình, cũng như cách xử lý các vi phạm và tranh chấp trong các quan hệ này. Còn sinh viên học Luật Hành chính sẽ tập trung vào lý luận về Nhà nước và pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, công tác kiểm tra và thanh tra, v.v.

2. Ngành Luật gồm những ngành nào?

Ngành Luật bao gồm nhiều chuyên ngành như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật kinh tế

Sau khi đã nắm rõ ngành Luật là gì, bạn cần phải biết ngành Luật có những chuyên ngành nào nếu có ý định trở thành sinh viên ngành này. Ngành Luật gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó mỗi chuyên ngành tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Tại Việt Nam, ngành Luật gồm những chuyên ngành sau:

  • Luật Dân sự: Tập trung vào quy định về quan hệ dân sự như hôn nhân, gia đình, di sản, bất động sản và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
  • Luật Hình sự: Nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp lý liên quan đến tội phạm và hình phạt như quy trình tố tụng hình sự và các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
  • Luật Hành chính: Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính phủ và các cơ quan hành chính cũng như các quy định liên quan đến quản lý và điều hành công việc của các cơ quan này.
  • Luật Kinh tế: Tập trung vào các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh và thương mại như hợp đồng, doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến tài chính.
  • Luật Lao động: Nghiên cứu về các quy định và quyền lợi của lao động và doanh nghiệp như luật lao động, bảo hiểm xã hội và mối quan hệ lao động
  • Luật Quốc tế: Tập trung vào quy định và quan hệ pháp lý giữa các quốc gia cũng như các vấn đề như di sản, thương mại quốc tế và tòa án quốc tế.

3. Nên học ngành Luật nào?

Ngành Luật có rất nhiều chuyên ngành khác nhau cho sinh viên lựa chọn. Việc nên học ngành Luật nào phụ thuộc vào đam mê và kiến thức chuyên môn của bạn. Nếu bạn quan tâm đến các quy định về hôn nhân, gia đình và các quan hệ dân sự khác thì có thể chọn Luật Dân sự. Hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu các quy định về tội phạm hay hình phạt thì Luật Hình sự là ngành học phù hợp.

Nhiều người thường thắc mắc con gái nên học luật gì sau khi tìm hiểu ngành Luật là gì. Thực tế, con gái có thể học bất kỳ một chuyên ngành nào trong tất cả các chuyên ngành thuộc ngành Luật, miễn là bạn có đam mê, có mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn.

3.1. Ngành Luật cần học giỏi môn gì?

Để trở thành sinh viên xuất sắc ngành Luật, bạn cần học giỏi các môn Logic học, Luật Hiến pháp,…

Khi theo học ngành Luật, ngoài các môn chuyên ngành, bạn còn phải học các môn đại cương. Vì số lượng môn học của ngành Luật rất nhiều nên khó có thể khẳng định ngành Luật cần học giỏi môn gì. Tuy nhiên, nếu đã nắm rõ ngành Luật là gì, dưới đây là những môn học mà bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian, chất xám để trở thành một sinh viên ngành Luật xuất sắc:

  • Lý luận nhà nước và pháp luật: Môn này cung cấp kiến thức về cơ bản của hệ thống pháp luật và cách mà hệ thống chính trị hoạt động. Hiểu biết sâu rộng về lý luận nhà nước và pháp luật là tiền đề cho việc hiểu và áp dụng pháp luật trong thực tế.
  • Logic học: Môn này giúp phát triển kỹ năng suy luận, lập luận và phản biện, là những kỹ năng cần thiết để phân tích và đưa ra các lập luận pháp lý logic và chính xác.
  • Luật Hiến pháp: Hiểu biết về Luật Hiến pháp là cần thiết để hiểu về các quyền và tự do cơ bản của công dân và quyền lực của chính phủ trong một hệ thống pháp luật cụ thể.
  • Luật Hành chính: Môn này tập trung vào tổ chức và hoạt động của chính phủ và các cơ quan hành chính, cung cấp kiến thức về quy trình quyết định, quản lý và thực thi chính sách công.
  • Luật Dân sự: Hiểu biết về Luật Dân sự là tiền đề cho các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự như hôn nhân, gia đình, bất động sản và các vấn đề pháp lý cá nhân khác.

3.2. Ngành Luật thi khối nào?

Khi xác định theo học ngành Luật, ngoài việc tìm hiểu ngành Luật là gì, bạn cần phải tìm hiểu xem ngành Luật thi khối nào để đầu tư thời gian nhiều hơn cho những môn học quan trọng hay còn gọi là “học lệch”. Để trở thành sinh viên ngành Luật, bạn có thể chọn thi một trong các khối sau:

  • Khối A1: Tiếng Anh, Toán, Vật lý
  • Khối C00: Sử, Địa, Ngữ Văn
  • Khối D01: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán
  • Khối D03: Tiếng Pháp, Ngữ Văn, Toán
  • Khối D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật

Vì ngành Luật có thể lựa chọn nhiều khối thi khác nhau nên để đạt điểm cao, bạn nên ưu tiên khối thi có các môn mà mình học giỏi nhất.

Xem thêm: Phát thanh viên học ngành gì? Hiểu đúng về ngành phát thanh viên

4. Tố chất cần có của một sinh viên ngành Luật

Ngoài việc tìm hiểu ngành Luật là gì, gồm những chuyên ngành nào, bạn cũng cần biết những kỹ năng mà một sinh viên ngành Luật cần phải có. Một sinh viên ngành Luật cần có những tố chất sau để thành công trong việc học và làm việc trong lĩnh vực pháp luật:

4.1. Tư duy phản biện tốt

Là sinh viên ngành Luật, bạn cần có tư duy phản biện tốt, có kỹ năng thuyết phục, giải quyết vấn đề

Tư duy phản biện tốt là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên ngành Luật vì nó là nền tảng cho việc hiểu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Tư duy phản biện giúp sinh viên ngành Luật nhận biết các quan điểm và lập luận pháp lý, đồng thời có khả năng đưa ra những luận điểm mạnh mẽ và thuyết phục trong quá trình làm việc với khách hàng, đồng nghiệp và tòa án.

Hơn nữa, tư duy phản biện cũng giúp sinh viên ngành Luật trở thành những luật sư giỏi, có khả năng tham gia vào các cuộc tranh luận pháp lý, giải quyết các vấn đề phức tạp và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các hoạt động pháp luật.

4.2. Có khả năng giải quyết vấn đề

Nếu đã biết ngành Luật là gì, bạn sẽ biết sinh viên ngành Luật cần có khả năng giải quyết vấn đề để có thể xử lý các tình huống pháp lý phức tạp. Đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình làm việc với các bên liên quan và tòa án. Do đó, đây là tố chất thực sự cần thiết đối với những người theo học ngành Luật.

4.3. Lời nói mang tính thuyết phục

Sinh viên ngành Luật cần có khả năng thuyết phục để truyền đạt ý kiến, lập luận và luận điểm một cách hiệu quả, đồng thời tương tác và làm việc với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan khác trong môi trường pháp luật. Có kỹ năng thuyết phục tốt sẽ giúp bạn nhận được sự đồng thuật, tán thành từ nhiều người, tăng tỉ lệ thắng kiện.

4.4. Chịu được áp lực công việc

Sinh viên ngành Luật cần phải chịu được áp lực công việc vì lĩnh vực pháp luật đòi hỏi sự cẩn trọng, chi tiết và trách nhiệm cao. Bạn phải đối mặt với hạn chế thời gian, áp lực từ deadline và yêu cầu của khách hàng, đồng nghiệp hoặc tòa án.

Chịu đựng áp lực công việc giúp sinh viên ngành Luật duy trì sự tập trung và hiệu quả trong công việc của mình, đồng thời phát triển khả năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

4.5. Tính chính trực, liêm khiết

Chính trực, liêm khiết là đức tính cần có của sinh viên ngành Luật

Sinh viên ngành Luật cần tính chính trực và liêm khiết vì họ đại diện cho sự công bằng và tuân thủ pháp luật trong xã hội. Chính trực, liêm khiết giúp họ luôn hành động trung thực và không vi phạm các quy định đạo đức và pháp luật, giữ vững uy tín và lòng tin từ mọi người.

5. Cơ hội việc làm và mức lương của ngành Luật

Khi tìm hiểu ngành Luật là gì, bạn cũng đã biết đây là một trong những ngành học hot nhất hiện nay bởi nó mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể:

5.1. Học ngành Luật ra làm gì?

Nẵm rõ học ngành Luật ra làm gì giúp bạn chọn được chuyên ngành học và công việc phù hợp

Khi quyết định theo học một chuyên ngành nào đó, vấn đề đầu tiên mà hầu hết tất cả mọi người đều quan tâm là học ngành đó ra trường làm công việc gì. Thực tế, khi đã nắm rõ ngành Luật là gì, bạn sẽ biết học ngành Luật mở ra một loại cơ hội nghề nghiệp như:

  • Công chứng viên: Chịu trách nhiệm chứng thực các tài liệu và giao kết pháp lý.
  • Chuyên viên pháp lý: Cung cấp tư vấn pháp lý cho cá nhân và tổ chức trên một loạt các vấn đề pháp lý.
  • Kiểm sát viên/Công tố viên: Điều tra và truy tố các vụ án hình sự, đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng.
  • Thư ký tòa án: Hỗ trợ thẩm phán trong quá trình xử lý vụ án như chuẩn bị tài liệu và hỗ trợ về mặt pháp lý.
  • Giảng viên ngành luật: Truyền đạt kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên trong các trường đại học và trung tâm đào tạo.
  • Thẩm phán: Người đưa ra quyết định cuối cùng trong các vụ án, dựa trên bằng chứng và luật pháp.
  • Pháp chế doanh nghiệp: Phát triển và thực thi các chính sách và quy định pháp lý trong doanh nghiệp.
  • Điều tra viên: Tiến hành cuộc điều tra về các vụ án hoặc các vấn đề pháp lý, thu thập bằng chứng và thông tin cần thiết.
  • Hòa giải viên: Giúp các bên đối đầu trong một tranh chấp pháp lý đạt được sự thỏa thuận thông qua quá trình hòa giải.
  • Luật sư: Đại diện cho các cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ trong các vụ án và cung cấp tư vấn pháp lý chuyên nghiệp.

5.2. Học ngành Luật ra trường lương bao nhiêu?

Tùy theo từng vị trí mà mức lương áp dụng cho sinh viên ngành Luật khi ra trường cũng khác nhau. Dưới đây là bảng lương cho các cử nhân ngành Luật mà bạn có thể tham khảo:

Vị trí Mức lương
Công chứng viên 6.000.000 đồng – 12.000.000 đồng/ tháng
Cố vấn pháp lý 15.000.000 đồng – 50.000.000 đồng/ tháng
Chuyên viên pháp lý 8.000.000 đồng – 25.000.000 đồng/ tháng
Kiểm sát viên 4.212.000 đồng – 20.000.000 đồng/ tháng
Luật sư 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng/ tháng
Công tố viên 7.000.000 đồng – 30.000.000 đồng/ tháng
Thư ký tòa án 4.200.000 đồng – 9.000.000 đồng/ tháng
Thẩm phán 4.200.000 đồng – 14.400.000 đồng/ tháng
Giảng viên 4.212.000 đồng – 14.400.000 đồng/ tháng

Nói chung, mức lương của một cử nhân ngành Luật sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí, chức vụ, cấp bậc và chế độ lương thưởng của công ty, doanh nghiệp.

Xem thêm: Giám sát nhà hàng là gì? Mô tả công việc và mức lương hấp dẫn của ngành nghề này

6. Những trường đào tạo ngành Luật tốt nhất hiện nay

Tại Việt Nam có rất nhiều trường Đại học chuyên đào tạo ngành Luật

Nếu bạn đang có ý định theo học ngành Luật nhưng chưa biết nên học ở trường nào tốt nhất thì có thể tham khảo danh sách các trường Đại học, Cao đẳng dưới đây:

  • Trường Đại học Kinh tế – Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Luật Huế
  • Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,….

Nắm rõ ngành Luật là gì và những thông tin liên quan đến ngành Luật sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên theo học ngành này hay không. Đồng thời, khi đã biết ngành Luật là gì, bạn sẽ xác định được mình nên làm gì để trở thành một sinh viên, cử nhân xuất sắc ngành Luật.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *