1. Quản trị mạng máy tính là gì? Công việc của người quản trị mạng
Ngành quản trị mạng máy tính là gì? Quản trị mạng máy tính là quá trình thiết lập hệ thống kết nối giữa các máy tính và thiết bị mạng, hỗ trợ truyền tải thông tin trong tổ chức hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả. Với sự tiến bộ của công nghệ, quản trị mạng máy tính cũng tập trung vào việc đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin nội bộ cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Ngành quản trị mạng máy tính là gì?
Nhìn chung, công việc của người quản trị mạng bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Thiết lập và duy trì hạ tầng mạng: Tạo lập và duy trì cơ sở hạ tầng mạng bao gồm máy chủ, switch, router và các thiết bị mạng khác.
- Bảo mật mạng: Ngăn chặn các tấn công mạng, bảo vệ dữ liệu quan trọng, cài đặt và duy trì các hệ thống bảo mật.
- Quản lý tài nguyên mạng: Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng như băng thông, địa chỉ IP và các nguồn lực khác.
- Hỗ trợ người dùng: Giải quyết các vấn đề kỹ thuật và cung cấp hỗ trợ cho người dùng trong việc kết nối và sử dụng mạng.
- Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Xây dựng chiến lược sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
- Theo dõi hiệu suất mạng: Đánh giá và giám sát hiệu suất mạng, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường tốc độ và khả năng mở rộng.
Xem thêm: Bật mí mức lương nhân viên ngân hàng các vị trí: Có thực sự khủng như lời đồn?
2. Những kỹ năng cần có khi học ngành quản trị mạng máy tính
Sau khi giải đáp được quản trị mạng máy tính là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kỹ năng cần có để theo học ngành này.
2.1. Kỹ năng kỹ thuật
Vị trí này yêu cầu năng lực kỹ thuật cao, tuy nhiên đối với các quản trị viên mạng giỏi nhất cần phải sở hữu những kỹ năng có giá trị khác. Các kỹ năng kỹ thuật hàng đầu mà những nhà tuyển dụng tìm kiếm ở chuyên viên quản trị mạng máy tính bao gồm:
- Quản trị hệ thống
- Linux
- Microsoft Active Directory
- VMware
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Máy chủ Windows
- Cisco
- Cài đặt phần cứng và phần mềm
- SQL
- Dịch vụ khách hàng
2.2. Kỹ năng mềm
Ngoài việc tìm hiểu quản trị mạng máy tính là gì, bạn cũng cần biết về các kỹ năng mềm cần thiết của một chuyên viên quản trị mạng máy tính. Cụ thể như sau:
- Phân tích và tư duy phản biện: Khả năng giải quyết vấn đề một cách logic và nhất quán, hiểu cách các hệ thống tương tác và phản ứng dây chuyền của một vấn đề.
- Quản lý thời gian: Cần biết cách tổ chức công việc, xử lý nhiều dự án cùng lúc và chuẩn bị cho các tình huống trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp: Làm việc với nhiều người, từ kỹ sư mạng đến nhân viên hỗ trợ và người dùng cuối, đòi hỏi khả năng thu hẹp khoảng cách và hiểu các nhóm người khác nhau.
- Tò mò và yêu thích học hỏi: Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn thay đổi, do đó nhà quản trị mạng cần có niềm đam mê học tập và thích ứng với công nghệ mới.
Ngoài tìm hiểu quản trị mạng máy tính là gì, bạn cũng cần biết về các kỹ năng mềm cần thiết của ngành này
3. Ngành quản trị mạng máy tính sẽ học những gì?
Quản trị mạng máy tính là gì? Sẽ cần học những gì? Ngành quản trị mạng máy tính sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan đến cả phần cứng lẫn phần mềm mạng. Một số chủ đề quan trọng mà sinh viên sẽ được học trong ngành này bao gồm:
- Hệ điều hành: Hiểu biết sâu về hệ điều hành như Windows, Linux, hoặc MacOS để quản trị hệ thống mạng máy tính.
- Mạng máy tính: Kiến thức về cấu trúc mạng, giao thức mạng (như TCP/IP) và các thiết bị mạng như router và switch.
- Bảo mật mạng: Biết cách bảo vệ mạng khỏi tấn công, cài đặt và duy trì các giải pháp bảo mật như VPN, firewall và IDS/IPS.
- Quản trị hệ thống: Kỹ năng về quản lý và duy trì hệ thống mạng, bao gồm các công việc cài đặt cũng như cập nhật phần mềm, giải quyết sự cố và theo dõi hiệu suất.
- Virtualization: Sử dụng công nghệ ảo hóa để tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.
- Quản lý dịch vụ: Hiểu biết về triển khai và quản lý các dịch vụ như email, web và DNS trên mạng.
- Lập trình: Kỹ năng lập trình cơ bản giúp tùy chỉnh và tự động hóa các tác vụ.
- An ninh thông tin: Nhận biết về các vấn đề an ninh thông tin, chính sách bảo mật và kỹ thuật kiểm thử an ninh.
4. Học quản trị mạng máy tính ra làm gì?
Ngoài thắc mắc quản trị mạng máy tính là gì, học ngành quản trị máy tính ra làm gì cũng câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Sau khi hoàn thành chương trình học quản trị mạng máy tính, bạn có thể đảm nhận những công việc dưới đây tùy theo yêu cầu tuyển dụng của các công ty và doanh nghiệp.
4.1. Kỹ sư mạng
Kỹ sư mạng chịu trách nhiệm thiết kế và cài đặt các hệ thống và mạng máy tính. Sau khi mạng đã được cài đặt, họ cũng đảm nhận việc tối ưu hóa hoạt động của nó bằng cách thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố để phát hiện và loại bỏ bất kỳ lỗi nào trong hệ thống.
4.2. Nhà phân tích mạng – hệ thống
Nhà phân tích mạng chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý dữ liệu hiện có, đồng thời tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề gặp phải. Thường thì họ có thể giải quyết vấn đề bằng cách thiết kế luồng thông tin mới, nhưng trong một số trường hợp, họ phải cần thiết kế một hệ thống hoàn toàn mới để xử lý vấn đề.
4.3. Bảo mật mạng
Một phần quan trọng của quản trị mạng là bảo mật mạng. Chuyên gia bảo mật đảm nhận nhiệm vụ phát triển, triển khai và duy trì các giải pháp bảo mật công nghệ thông tin cần thiết như phần mềm chống vi-rút, tường lửa và các hệ thống phát hiện xâm nhập khác.
4.4. Hỗ trợ kỹ thuật
Quản trị viên mạng thường đóng vai trò cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng mạng. Nhân viên hỗ trợ có thể hỗ trợ qua điện thoại hoặc email để hướng dẫn người dùng từng bước giải quyết các vấn đề máy tính. Trong một số trường hợp, hỗ trợ kỹ thuật có thể thực hiện sửa chữa mạng máy tính từ xa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng.
Hỗ trợ kỹ thuật có thể thực hiện sửa chữa mạng máy tính từ xa
4.5. Kỹ thuật viên hiện trường
Nếu bạn làm việc cho một công ty lớn với nhiều chi nhánh, bạn có thể phải làm công việc của một kỹ thuật viên hiện trường. Công việc này đòi hỏi bạn phải di chuyển đến các địa điểm khác nhau để đảm bảo mạng máy tính và các thiết bị hoạt động đúng cách. Bạn có thể đến văn phòng, nhà riêng hoặc các cơ sở khác để cài đặt và cấu hình theo yêu cầu của người dùng.
4.6. Tư vấn mạng tự do
Quản trị viên mạng có kinh nghiệm có thể làm việc như một chuyên gia tư vấn tự do, cung cấp kiến thức chuyên môn của họ trên cơ sở cần thiết. Điều này cho phép họ có sự tự do lựa chọn công ty mà họ muốn làm việc và thương lượng mức phí phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm của việc làm tự do là dễ gặp khó khăn trong việc duy trì công việc ổn định trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
4.7. Bán hàng và Marketing
Quản trị viên có kiến thức về mạng và kỹ năng giao tiếp tốt có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Vị trí này đòi hỏi sự hiểu biết về các sản phẩm phần cứng, phần mềm mạng và giải thích các tính năng cùng lợi ích của chúng.
Xem thêm: Các ngành truyền thông hot nhất hiện nay, bật mí ngành nghề có mức lương cực khủng
5. Mức lương hấp dẫn của ngành quản trị mạng máy tính
Mức lương ngành quản trị mạng là vấn đề được nhiều bạn trẻ tò mò sau khi tìm hiểu được quản trị mạng máy tính là gì. Tại Việt Nam, chuyên viên quản trị mạng máy tính có mức lương khởi điểm khá cao, bắt đầu từ khoảng 15 triệu đồng/tháng trở lên. Ở Mỹ, nhân viên trong lĩnh vực quản trị mạng có mức lương trung bình khoảng 69.000 USD mỗi năm.
Những người ở vị trí quản lý mạng có thể nhận được mức lương trung bình khoảng 73.000 USD mỗi năm, trong khi quản trị viên mạng chuyên sâu với các chứng chỉ như Cisco CCIE có thể đạt mức lương lên đến 114.000 USD / năm.
6. Các trường đào tạo ngành quản trị mạng máy tính nổi bật nhất hiện nay
Biết được ngành quản trị mạng máy tính là gì, vấn đề tiếp theo mà bạn cần quan tâm là tìm một trường đào tạo ngành này để theo học. Ở Việt Nam, nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học chuyên về công nghệ thông tin cung cấp chương trình đào tạo ngành quản trị mạng máy tính. Một số trường nổi bật bao gồm đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên, đại học FPT,…
Những trường này đều cung cấp các chương trình học chuyên sâu về quản trị mạng máy tính, bao gồm cả lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này.
Biết được quản trị mạng máy tính là gì, trường đào tạo ngành này là vấn đề được quan tâm nhiều nhất
7. Gợi ý các phần mềm quản lý máy tính trong mạng LAN
Nếu bạn muốn tìm một phần mềm quản lý máy tính trong mạng LAN với nhiều tính năng tiện ích thì hãy tham khảo một số phần mềm sau đây:
- ManageEngine OpManager
Đây là phần mềm quản lý mạng LAN nội bộ toàn diện, bao gồm băng thông, cân bằng tải, phát hiện sự cố, theo dõi thiết bị và các vấn đề bảo mật,… Không chỉ mạng LAN, bạn còn có thể dùng phần mềm này để quản lý mạng tích hợp. Điểm nổi bật nhất của phần mềm ManageEngine OpManager là cho phép bạn sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Dynatrace
Phần mềm Dynatrace có chức năng quản lý hiệu suất ứng dụng và quản lý cơ sở hạ tầng đám mây. Tính tự động hóa trong phần mềm này cho phép tự động thu thập số liệu, phát hiện và xây dựng bản đồ mối quan hệ giữa các thiết bị trong hệ thống. Điều này sẽ hỗ trợ phân tích, gửi cảnh báo bảo mật và cung cấp nguyên nhân về sự cố.
- Bandwidth Splitter
Bandwidth Splitter là phần mềm quản lý băng thông chuyên biệt, cung cấp nhiều tính năng hữu ích như giới hạn băng thông cho các máy tính nội bộ, quản lý dung lượng, cũng như kiểm soát tốc độ download/upload của người dùng. Phần mềm cho phép theo dõi trạng thái sử dụng băng thông của các máy tính trong mạng cục bộ, đồng thời được tích hợp với tường lửa ISA Server để tăng cường bảo mật.
Bandwidth Splitter là phần mềm quản lý băng thông chuyên biệt
- Ideal Administration
Phần mềm này giúp quản lý các thiết bị trong mạng LAN thông qua một máy chủ tập trung. Các thiết bị bao gồm máy trạm, các thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan và máy fax. Ideal Administration được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công ty và doanh nghiệp có hệ thống mạng LAN nội bộ.
- Advanced IP Scanner
Advanced IP Scanner là một công cụ không thể thiếu khi giám sát hệ thống mạng LAN, đặc biệt khi bạn cần quét các hệ thống IP lớn và cải thiện tốc độ kết nối cho nhiều người dùng. Phần mềm này nổi bật với giao diện đơn giản, tốc độ quét nhanh và hiệu suất quản lý các máy tính trong mạng LAN được đánh giá cao.
Như vậy, từ bài viết trên bạn đã hiểu được quản trị mạng máy tính là gì cùng các thông tin về nghề nghiệp, mức lương, trường đào tạo,… của ngành này. Quản trị mạng máy tính đóng vai trò quan trọng trong quản lý và bảo trì hệ thống mạng máy tính của các tổ chức và doanh nghiệp. Đây dự đoán là một trong những ngành nghề cực kỳ hot dành cho thế hệ Z với mức thu nhập hấp dẫn.