Hầu như trong mỗi chúng ta, ai cũng nghe đến hệ điều hành IOS hay Android, Windows … Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hệ điều hành là gì, hay Operating system là gì ? Để làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà rất nhiều người đang thắc mắc, hãy cùng ngu công nghệ đi chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
Operating system là gì?
Operating System là gì ? Operating system còn được gọi là một hệ điều hành hay là một phần mềm được dùng để cài đặt trên máy tính và thiết bị di động. Giống như tên gọi của nó, hệ điều hành dùng để điều hành và quản lý toàn bộ các thiết bị như phần cứng, cpu, ổ cứng, ram,.. và các tài nguyên phần mềm khác.

Tuy hệ điều hành chỉ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người sử dụng và phần cứng máy tính nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng. Nó cho phép người sử dụng thực hiện và phát triển các ứng dụng trên máy tính một cách dễ dàng hơn.
Một chiếc máy tính mới đầu khi vừa lắp đặt hoàn chỉnh phần cứng thì sẽ không có hệ điều hành cho đến khi người sử dụng cài đặt. Hệ điều hành còn sơ khai, người dùng muốn sử dụng được cần tải và chạy chương trình một cách thủ công.

Xem thêm : Xiaomi là gì
Qua một chặng đường dài phát triển và cải tiến, hệ điều hành đã được thiết kế để tải và chạy chương trình ứng dụng phần mềm khác. Từ đó giúp ta có thể sử dụng máy tính một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Chức năng chính của hệ điều hành Operating system là gì?
Đã tìm hiểu kỹ Operating system là gì?, vậy bạn đã nắm được chức năng chính của hệ điều hành Operating system là gì hay chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để thêm để biết được chức năng của Operating system gồm những gì nhé. Operating System gồm hai chức năng chính đó là
Quản lý chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên của hệ thống bao gồm (CPU, Ram, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi …) tuy nó đã bị giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm thì về cơ bản người sử dụng có thể yêu cầu được nhiều tài nguyên hơn.

Để có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thì hệ điều hành cần phải có chiến lực, cơ chế thích hợp để quản lý việc phân phối nguồn tài nguyên.
Bên cạnh yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng cũng cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau. Khi đó hệ điều hành cần phải đảm bảo việc truy xuất đến các thông tin này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, hay mất đồng nhất,…
Giả lập một máy tính mở rộng
Chức năng tiếp theo của Operating system là gì, đó chính là chức năng giả lập một máy tính mở rộng. Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, từ đó người sử dụng sẽ được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu bị và không cần phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.

Xem thêm : Support là gì ? Ý nghĩa của từ support là gì
Thực tế, ta có thể xem Operating system như một hệ thống bao gồm nhiều máy tính đã được xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới sẽ phục vụ cho máy tính mức trên. Và lớp trên cùng sẽ là giao diện trực quan nhất để điều khiển.
Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
- Quản lý quá trình (process management)
- Quản lý bộ nhớ (memory management)
- Quản lý hệ thống lưu trữ
- Giao tiếp với người dùng (user interaction)
Các thành phần của Hệ điều hành là gì
Bạn đã biết các thành phần chính của hệ điều hành là gì chưa. Dưới đây là một số thành phần chính mà một Operating system buộc phải có:
- Hệ thống quản lý tiến trình
- Hệ thống quản lý bộ nhớ
- Hệ thống quản lý nhập xuất
- Hệ thống quản lý tập tin
- Hệ thống bảo vệ
- Hệ thống dịch lệnh
Cách phân loại hệ điều hành
Hệ điều hành thường được phân loại theo nhiều yếu tố khác nhau, chính vì thế, để có thể ngày một ngày hai hiểu hết về các hệ điều hành là điều không hề đơn giản. Chúng ta lại cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cách phân loại hệ điều hành nhé

Phân loại hệ điều hành dưới góc độ loại máy tính
Mỗi máy tính, hoặc có thể là thiết bị di động sẽ sử dụng những hệ điều hành khác nhau. Hệ điều hành chuyên dành cho máy MainFrame, máy chủ Server, máy có nhiều CPU, máy tính cá nhân (PC), laptop…
Phân loại hệ điều hành dưới góc độ người sử dụng và số lượng chương trình được sử dụng
- Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
- Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng,
- Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.
Phân loại hệ điều hành dưới góc độ người dùng truy xuất tài nguyên cùng lúc
- Một người dùng truy suất tài nguyên
- Nhiều người cùng truy suất tài nguyên một lúc
Phân loại hệ điều hành dưới góc độ hình thức xử lý
- Hệ thống xử lý theo lô, theo lô đa chương
- Hệ thống chia sẻ thời gian
- Hệ thống song song
Có những loại hệ điều hành nào
Nắm được Operating system là gì? Hệ điều hành là gì, vậy bạn có biết hệ điều hành phổ biến hiện nay gồm những loại nào hay không. Có ba hệ điều hành được dùng phổ biến nhất cho máy tính là Microsoft Windows, Mac OS X và Linux
Hệ điều hành Microsoft Windows
Vào khoảng trong năm 1908 thì Microsoft đã tạo ra hệ điều hành Windows. Suốt quá trình hình thành và phát triển đã những phiên bản cực kỳ đẹp lại còn vô cùng dễ sử dụng và đáp ứng rất nhiều đối tượng như Windows 10, Windows 8.1, Windows 8, Windows 7 hay Vista (2007), trước đó là windows 2003.

Ở nước ngoài, Windows đã được cài đặt sẵn cho hầu hết các máy tính mới mua. Vì thế nên nó đang trở thành hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trên thế giới.
Hệ điều hành Mac OS X
Mac OS là hệ điều hành được tạo ra bởi Apple. Nó được cài sẵn trong tất cả các máy tính Macintosh mới hoặc máy Mac. Những phiên bản gần đây được biết đến của OS là X (X là 10) là Yosemite, Mavericks, Moutain Lio, Lion và Snow Leopard. Apple cũng cung cấp một phiên bản là Mac OS X Server để có thể chạy trên các máy chủ.
Hệ điều hành LINUX
Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, nghĩa là hệ điều hành này có thể được sửa đổi và được công bố bởi bất kỳ ai trên thế giới. Điều này thì khác so với các hệ điều hành độc quyền như Windows chỉ được sửa đổi bởi Microsoft, hay Mac OS X chỉ được sửa đổi bởi Apple.
Lợi thế của Linux là miễn phí và nó có rất nhiều phiên bản khác nhau để mọi người có thể lựa chọn. Nổi tiếng nhất có thể kể đến Ubuntu, Fedora và Mint.
Các hệ điều hành cho thiết bị di động thông minh gồm Apple iOS, Google Android và Windows Phone.
Vậy là qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những kiến thức và thông tin hữu ích để giải thích về Operating system là gì, hệ điều hành là gì, hay chức năng của pperating system gồm những gì. Hy vọng những thông tin trên bài sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn. Nếu còn thắc mắc băn khoăn gì, hãy để lại comment phía cuối cho ngu công nghệ nhé.