Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

1. Thế nào là hàng nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu?

Hàng nhập khẩu được hiểu đơn giản là những hàng hóa mà nơi gửi hàng là ở nước ngoài, còn nơi nhận hàng là ở Việt Nam. Tức là những hàng hóa mà gốc ở nước ngoài, được cá nhân hay doanh nghiệp mua về Việt Nam thông qua cửa khẩu.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu chính là thuế GTGT được nhà nước áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu này. Đây là số thuế mà doanh nghiệp nhập hàng từ nước ngoài về phải trả cho nhà nước. Các giá trị tính thuế cũng sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể, thường bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp cho nhà nước khi nhập khẩu hàng hóa

2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính theo công thức như thế nào?

Thông thường, thuế giá trị gia tăng sẽ được tính dựa trên giá trị của hàng hóa và dịch vụ cụ thể, được áp dụng với mức giá sau cùng (tức là giá đến tay người dùng). Tính thuế GTGT hàng nhập khẩu cũng tương tự như thế. Nó sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu cụ thể theo danh mục x Thuế suất thuế GTGT theo quy định nhà nước

Danh mục hàng hóa sẽ xác định cụ thể giá tính thuế GTGT tương ứng. Hiện nay, đa phần các loại hàng hóa sẽ chịu các mức thuế suất 8%, 10%. Một số hàng hóa sẽ phải chỉ chịu mức thuế suất 5%. Cũng có những loại hàng hóa có thuế suất chỉ 0% nhưng không áp dụng cho hàng nhập khẩu.

Để xác định giá tính thuế của hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải tính toán theo công thức sau:

Mức giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá hàng hóa nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu hàng hóa + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế suất bảo vệ môi trường

Trong đó:

  • Giá hàng hóa nhập tại cửa khẩu: Mức giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập lần đầu tiên.
  • Chi phí thuế nhập khẩu hàng hóa: Được tính theo công thức “giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu” (Thuế suất này được áp dụng tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa)
  • Chi phí cho thuế tiêu thụ đặc biệt: Được tính theo công thức “Giá nhập tại cửa khẩu x Chi phí thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng mặt hàng tương ứng”
  • Chi phí cho khoản thuế bảo vệ môi trường: Được tính theo công thức “ Tổng số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế bảo vệ môi trường được tính trên 1 đơn vị hàng hóa”

Tùy từng loại hàng hóa nhập khẩu, có khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ không tốn chi phí tiêu thụ đặc biệt hoặc khoản thuế bảo vệ môi trường. Mặc định khoản thuế nào không cần nộp thì giá trị chi phí thuế sẽ bằng 0. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính được thuế GTGT cho mặt hàng mà mình nhập khẩu.

Như vậy, cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu không giống với hàng hóa thông thường. Chi phí này sẽ cao hơn vì phải cộng thêm nhiều loại chi phí thuế khác vào mức thuế tổng. Doanh nghiệp cần lưu ý để có tính toán đúng, đảm bảo cho quá trình kê khai và nộp thuế diễn ra thuận lợi, đúng quy định.

Xem thêm: Thuế GTGT Đầu Vào Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thuế GTGT Đầu Vào

3. Nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu cho đơn vị nào?

Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu cho đơn vị nào cũng là một vấn đề quan trọng cần phải biết. Cũng như thuế GTGT thông thường, thuế này doanh nghiệp sẽ nộp tại địa phương nơi sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hầu hết đều kê khai điện tử và nộp thuế thông qua chuyển khoản ngân hàng.

Để tiến hành nộp thuế, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai hải quan. Sau khi kê khai, số tiền thuế cần phải nộp sẽ được xác định cụ thể. Ngoài khoản thuế GTGT, hàng nhập khẩu sẽ cần phải nộp thêm một số khoản thuế đặc biệt khác.

Căn cứ vào số tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cụ thể, nhân viên mua hàng sẽ làm giấy đề nghị nộp thuế cho doanh nghiệp. Kế toán viên sẽ lập giấy nộp tiền có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc, xác nhận chính xác số tiền thuế phải nộp. Ngân hàng sẽ căn cứ vào giấy nộp tiền này để chuyển tiền từ tài khoản doanh nghiệp sang Cơ quan thuế địa phương.

Doanh nghiệp cần kê khai hải quan và nộp thuế vào ngân sách địa phương đang hoạt động sản xuất kinh doanh

4. Điều kiện để được hoàn thuế GTGT với hàng nhập khẩu

Hoàn thuế là một nội dung quan trọng với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc cần nhập nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng đủ điều kiện để được hoàn thuế. Doanh nghiệp xem xét các trường hợp dưới đây để biết loại hàng hóa mình nhập về có thuộc diện hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu hay không:

4.1. Những điều kiện doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hoàn thuế

  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích để phục vụ sản xuất, để tiêu dùng trong nước.
  • Hàng hóa thuộc danh mục nguyên vật liệu, nhập vào để phục vụ sản xuất cho hàng xuất khẩu nhưng không có đơn hàng xuất khẩu trước (Tức là chưa có công ty, thị trường nước ngoài nào đặt hàng).
  • Hàng hóa nhập khẩu đã kê khai và nộp thừa thuế, tính nhầm thuế.

Với các trường hợp trên, để được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải thực hiện các quy trình thủ tục dưới đây:

  • Có giấy phép kinh doanh hợp pháp, còn hiệu lực sử dụng, được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền
  • Thuế GTGT mà doanh nghiệp đăng ký kê khai và quyết toán là theo hình thức khấu trừ.
  • Tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu đều được lập sổ kế toán, lưu giữ sổ kế toán cũng như các chứng từ liên quan đúng quy định.
  • Doanh nghiệp có tài khoản ngân hàng (đứng tên doanh nghiệp, không phải tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp)
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải có tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng gia công hàng hóa theo đúng quy định.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này để nộp cho hải quan và doanh nghiệp sẽ chỉ cần làm tờ khai hàng hóa mà không cần phải đóng thuế GTGT.

Hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước sẽ được hoàn thuế GTGT

4.2. Các trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu không được hoàn thuế GTGT

  • Hàng hóa nhập khẩu xong lại mang đi xuất khẩu.
  • Nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo đơn đặt hàng đã có sẵn từ trước.
  • Hàng hóa nhập khẩu không có đủ giấy tờ theo quy định, sẽ được xét duyệt và truy thu thuế GTGT.

5. Quy định của pháp luật về việc khấu trừ thuế GTGT cho các mặt hàng nhập khẩu

Ngoài các quy định về việc hoàn thuế, thì còn một vấn đề liên quan chính là khấu trừ thuế. Tức là dùng thuế GTGT để khấu trừ thuế đầu vào. Để thỏa mãn điều kiện được khấu trừ, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Hàng hóa đã được kê khai và có hóa đơn thuế GTGT đúng quy định.
  • Nếu hàng hóa nhập khẩu có giá trị tổng đơn hàng lớn hơn 20 triệu thì cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là quy định chung cho tất cả các loại hàng hóa mua vào/bán ra dù là hàng luân chuyển nội địa hay hàng xuất nhập khẩu.
  • Có đầy đủ các chứng từ chứng minh về hoạt động chuyển tiền của ngân hàng về việc thanh toán cho đơn hàng nhập khẩu tương ứng.

Có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ này, doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai để khấu trừ thuế GTGT cho hàng nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí đáng kể trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề này kế toán cần phải nắm rõ để hiểu được các điều kiện được khấu từ. Từ đó cũng sẽ thực hiện đúng quy định của nhà nước, tránh để phát sinh các rắc rối sau này.

Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế GTGT cho hàng nhập khẩu khi đáp ứng các điều kiện cụ thể

6. Một số vấn đề cần biết về hàng hóa nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nền kinh tế. Nhập khẩu hàng hóa không chỉ giúp tăng nguồn hàng được lưu thông trong thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nó còn cung cấp nhiều nguyên vật liệu quan trọng để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu dùng của người dân. Hiểu đúng thuế GTGT hàng nhập khẩu cũng như các vấn đề liên quan sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh hơn về hoạt động này.

So với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước thì rõ ràng nhập khẩu hàng hóa có nhiều vấn đề phức tạp hơn:

  • Hoạt động nhập khẩu phải chịu sự điều chỉnh của các quy tắc của như điều luật, điều ước quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật thương mại của các nước liên quan (cụ thể là nơi xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa)
  • Có nhiều phương thức giao dịch: Nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu đối lưu, nhập khẩu tái xuất, nhập khẩu gia công…
  • Nhiều phương thức thanh toán ngoài việc thanh toán tiền: Thư tín dụng, hàng đổi hàng, chờ thu…
  • Loại tiền tệ thường được sử dụng nhất trong hoạt động nhập khẩu là đồng tiền của các quốc gia phát triển. Phổ biến nhất là USD và Euro, bảng Anh. Như tại Việt Nam, hầu hết hàng hóa nhập khẩu đều được định giá theo đồng USD, hầu như không được định giá bằng tiền Việt.
  • Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phức tạp, thời gian thực hiện cũng lâu dài vì trên phạm vi quốc tế, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mà doanh nghiệp nhập khẩu phải thật thận trọng.

Nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế

Trên đây là những thông tin về cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu và một số vấn đề liên quan. Ngày nay, việc nhập khẩu hàng hóa đã không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt và đó như một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Hiểu về cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu chính xác cũng như hiểu đúng quy trình nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình nhập hàng, sử dụng hàng nhập khẩu. Trong vấn đề này, vai trò của kế toán viên là vô cùng quan trọng. Làm việc trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ rất khác so với các doanh nghiệp thuần thương mại dịch vụ nội địa. Do đó, các kế toán cần hết sức lưu ý để thực hiện việc kê khai đúng quy định nhà nước.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *