1. Vị trí công tố viên là gì?
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về nghề công tố, tuy nhiên đây là vị trí phổ biến trong hoạt động tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy công tố viên là gì?
Công tố viên (tiếng Anh: Prosecutor) là một chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự. Họ là người được cơ quan tư pháp trao quyền công tố và tham gia vào phiên tòa với tư cách là một bên tham gia tố tụng, thường đại diện cho lợi ích công.
Họ có trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội cá nhân, tổ chức bị tố cáo vi phạm pháp luật trong các phiên tòa hình sự.
2. Công tố viên đóng vai trò như thế nào trong tố tụng hình sự?
Hiểu được công tố viên là gì bạn sẽ biết lý do vì sao nghề này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tố tụng hình sự. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của công tố viên:
Tham gia vào hoạt động điều tra: Họ là người trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra. Thông thường cảnh sát hoặc điều tra viên sẽ thực hiện hoạt động điều tra dưới sự chỉ đạo của công tố viên.
Phát huy quyền công tố trong phiên tòa: Công tố viên là người chịu trách nhiệm luận tội và buộc tội bị cáo trong vụ án, thậm chí có thể buộc tội mà không cần quan tâm đến chứng cứ.
Thực hiện thi hành án: Trách nhiệm thi hành bản án hình sự cũng được giao cho công tố viên, giám sát và chỉ đạo các nhiệm vụ như phạt tù, thu tiền phạt, cho cải tạo hoặc cho người bị thi hành án lao động công ích.
Bảo vệ nhân quyền trong các phiên tòa: Công tố viên luôn là người đại diện cho lợi ích công, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền của mọi công dân trong xã hội.
Thực hiện hoạt động nghiên cứu và đào tạo: Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các vụ án và phiên tòa hình sự, công tố viên cũng thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo của viện công tố bao gồm cả hoạt động thực tiễn và lý luận.
Hợp tác quốc tế: Công tố viên cũng tham gia vào hỗ trợ hoạt động tư pháp quốc tế, đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia.
Công tố viên có vai trò cực kỳ quan trọng trong tư pháp hình sự
Xem thêm: Học luật ra làm gì? Lương bao nhiêu? Có tương lai không?
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên
Ngoài việc tìm hiểu khái niệm, cách dễ nhất để biết vị trí công tố viên là gì là nhìn vào nhiệm vụ và quyền hạn của họ, khi đó bạn sẽ dễ hình dung được tính chất công việc này.
Dưới đây là nhiệm vụ và quyền hạn của một công tố viên:
- Kiểm sát quá trình khởi tố vụ án hình sự, thực hiện các hoạt động điều tra và lập hồ sơ vụ án để chuyển đến phía công an/cảnh sát.
- Đề xuất yêu cầu điều tra cần thiết với bên công an/cảnh sát.
- Tham gia vào quá trình triệu tập, hỏi cung bị can và lấy lời khai của các bên liên quan như người làm chứng, bị hại, bị đơn…
- Giám sát quá trình bắt giữ, tạm giữ hoặc tạm giam.
- Tham gia vào phiên tòa hình sự, đưa ra cáo trạng, đưa ra chứng cứ để luận tội, tranh luận với các bên.
- Giám sát việc thi hành bản án, quyết định.
Biết được nhiệm vụ, quyền hạn sẽ giúp bạn hiểu công tố viên là gì
4. Tại sao Việt Nam không có công tố viên?
Trong quá trình tìm hiểu vị trí công tố viên là gì, bạn sẽ bất ngờ vì tại Việt Nam không hề có vị trí công tố viên. Chức năng và nhiệm vụ của vị trí này được thực hiện bởi Viện Kiểm sát nhân dân. Vậy tại sao Việt Nam không có công tố viên?
Hoạt động công tố được đề cập chính thức lần đầu kể từ Hiến pháp năm 1959, trước đó hoạt động công tố gắn liền với hoạt động xét xử. Tuy nhiên Hiến pháp năm 1959 ra đời, sau đó là việc thành lập Viện kiểm sát, tiếp tục chuyển giao quyền công tố cho Viện kiểm sát nhân dân trong năm 1980 (quy định tại Điều 138).
Trải qua quá trình xây dựng và thực tiễn lập pháp, từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp 2013 hiện nay nước ta chưa có cơ quan công tố độc lập, thay vào đó Viện kiểm sát nhân dân đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp vừa thực hành quyền công tố.
Rất nhiều chuyên gia trong ngành pháp luật đã đưa ra ý kiến tách rời hoạt động công tố khỏi chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát song theo nhiều chuyên gia luật cho rằng trong bối cảnh hiện nay đây là điều chưa thể thực hiện được.
Viện Kiểm sát là sản phẩm của thể chế chính trị, đặc biệt là ở giai đoạn hiện nay nước ta đang thực hiện chủ trương tăng cường pháp chế.
Mặc dù còn nhiều bất cập trong việc làm rõ vai trò, nhiệm vụ của kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát và kiểm sát viên làm nhiệm vụ công tố nhưng tin rằng trong tương lai, các đề xuất, sửa đổi sẽ giúp hoàn thiện bộ máy tư pháp.
Tại Việt Nam không có công tố viên, kiểm sát viên sẽ là người thực hiện quyền công tố
Xem thêm: Mẫu CV ngành luật mới nhất 2023 [Hướng dẫn viết chi tiết]
5. Công tố viên tại một số quốc gia
Do Việt Nam không có vị trí công tố viên nên rất nhiều người còn cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu và tiếp cận với câu hỏi công tố viên là gì. Dưới đây là các đặc điểm về vị trí công tố viên tại một số quốc gia, dựa vào đó bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề nghiệp này.
5.1. Công tố viên tại Hàn Quốc
Cơ cấu tổ chức cơ quan công tố và cấp bậc của công tố viên
Hàn Quốc nằm trong danh sách các nước có cơ quan công tố độc lập. Hệ thống cơ quan được thành lập theo mô hình kim tự tháp gồm:
- Viện công tố tối cao
- Viện công tố cấp cao: 5 viện
- Viện công tố cấp quận: 13 viên
- Văn phòng chi nhánh của Viện công tố quận: 42 văn phòng
Các vị trí cho công tố viên cũng được phân chia theo 4 cấp gồm:
- Tổng trưởng công tố
- Công tố viên trưởng cấp cao
- Công tố viên trưởng
- Công tố viên
Vai trò của công tố viên Hàn Quốc trong tố tụng hình sự
Tại Hàn Quốc, vai trò của công tố viên là gì trong tố tụng hình sự? Trong hệ thống tư pháp hình sự, công tố viên đảm nhiệm 3 vai trò chính là điều tra, truy tố và thi hành án.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công tố viên Hàn Quốc
Để hoàn thành tốt vai trò của mình, công tố viên tại Hàn Quốc có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để điều tra tội phạm, bao gồm cả quá trình hướng dẫn, giám sát cơ quan khác thực hiện việc điều tra.
- Thực hiện quyền truy tố.
- Giám sát và có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng pháp luật đúng, không thiên vị.
- Hướng dẫn, giám sát quá trình thi hành phán quyết của Tòa.
- Với các vụ kiện dân sự, hành chính mà Chính phủ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ là 1 trong các bên tham gia vụ án, công tố viên tham gia với vai trò giám sát.
Công tố viên là vị trí quan trọng trong tư pháp hình sự tại Hàn Quốc
5.2. Công tố viên tại Nhật Bản
Cơ cấu tổ chức cơ quan công tố và cấp bậc của công tố viên
Tương tự như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có Viện công tố riêng với 4 cấp bậc gồm:
- Viện công tố trung ương (Viện công tố tối cao)
- Viện công tố cấp cao
- Viện công tố cấp quận
- Viện công tố địa phương (Viện công tố khu vực)
Các chức danh tư pháp làm việc trong các cấp Viện công tố của Nhật Bản được phân chia theo các cấp bậc sau:
- Tổng trưởng công tố
- Phó Tổng trưởng công tố
- Công tố viên
- Trợ lý công tố viên
Vai trò của Viện công tố và công tố viên
Trong hoạt động tư pháp của lĩnh vực hình sự, công tố viên thực hiện 4 vai trò chính là điều tra vụ án, truy tố tội phạm, thực hành quyền công tố trong phiên xét xử tại Tòa án và giám sát quá trình thi hành hình phạt.
Các cấp bậc của Viện công tố Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc
Nhiệm vụ, quyền hạn của công tố viên Nhật Bản
Dù đều thực hiện quyền công tố trong tư pháp hình sự, tuy nhiên nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên tại mỗi nước là khác nhau. Vậy tại Nhật Bản, nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên là gì?
– Trong lĩnh vực hình sự: Dù có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự nhưng thực tế, công tố viên Nhật Bản thực hiện:
- Điều tra bổ sung khi cảnh sát đã chuyển vụ án đến Viện công tố với các vụ án có tính chất nghiêm trọng, vụ án về tham nhũng, vụ án về tội phạm kinh tế quy mô lớn.
- Đưa ra quyết định truy tố hoặc không truy tố đối với các vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản chưa cần điều tra bổ sung.
- Tham gia vào tất cả giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, từ điều tra đến thực hiện quyền công tố.
- Giám sát việc thi hành hình phạt.
– Trong lĩnh vực phi hình sự:
- Đại diện lợi ích công, hỗ trợ, đại diện cho các bên đương sự không có khả năng thực hiện quyền chủ thể.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác như làm nguyên đơn khởi kiện/bị đơn cho chủ thể không có khả năng thực hiện quyền.
5.3. Công tố viên tại Thái Lan
Cơ cấu tổ chức của cơ quan công tố Thái Lan và cấp bậc của công tố viên
Văn phòng Tổng công tố (tiền thân là Vụ Công tố thuộc Bộ Tư pháp) là cơ quan đứng đầu trong hệ thống công tố tại Thái Lan. Trước năm 1992, Vụ Công tố trực thuộc Bộ Tư pháp nhưng từ sau năm 1992, Vụ này đã được chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ.
Hiện nay Văn phòng Tổng công tố Thái Lan hiện là một trong 3 cơ quan thuộc Chính phủ (bên cạnh Bộ Tư pháp và Bộ nội vụ). Theo quy định của Thái Lan thì hiện nay các cấp bậc của công tố viên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng Công tố viên
- Tổng Công tố đương nhiệm
- Phó Tổng Công tố
- Công tố viên cao cấp
- Công tố viên
Vai trò của công tố viên
Công tố viên ở Thái Lan có 2 vai trò chính trong tư pháp hình sự là duy trì quyền công tố và đảm bảo thực hiện hoạt động tố tụng.
Công tố viên của Thái Lan không tham gia điều tra vụ án
Nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên
Nhìn vào vai trò của công tố viên ở Thái Lan có thể thấy điểm khác biệt so với công tố viên của Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiệm vụ, quyền hạn của họ có nhiều điểm khác biệt so với công tố viên của 2 nước nêu trên.
Vậy tại Thái Lan, nhiệm vụ, quyền hạn của công tố viên là gì?
- Gửi yêu cầu điều tra cho phía cảnh sát để đề nghị điều tra bổ sung vụ án hoặc triệu tập nhân chứng nếu chứng cứ, tình tiết trong hồ sơ chưa đủ rõ ràng, đầy đủ.
- Đưa ra quyết định truy tố hoặc không truy tố.
- Tham gia vào quá trình tố tụng của vụ án.
- Có thể thực hiện vai trò Luật sư tư vấn pháp luật cho cơ quan Chính phủ hoặc Luật sư bào chữa của Nhà nước.
Như vậy có thể thấy công tố viên tại Thái Lan không trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra như pháp luật của một số quốc gia khác, đồng thời cũng không giám sát quá trình thi hành quyết định của tòa án.
6. Sự khác nhau giữa công tố viên và luật sư
Một số ý kiến cho rằng có nhiều điểm tương đồng giữa luật sư và công tố viên trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là khi hai bên có thể tham gia tranh tụng và đối đáp ngay tại phiên tòa. Tuy nhiên đây vốn là hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa luật sư và công tố viên là gì?
Tiêu chí so sánh | Luật sư | Công tố viên |
Khái niệm | Là người đủ điều kiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. | Là người được cơ quan tư pháp trao quyền công tố. |
Mục đích hoạt động | Nhân danh khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. | Nhân danh nhà nước truy tố người phạm tội trong hoạt động tố tụng. |
Quyền hạn | – Tham gia vào quá trình thu giữ, khám xét vật chứng.
– Chất vấn người làm chứng. |
– Điều tra vụ án hình sự.
– Truy tố tội phạm trong phiên tòa xét xử. – Bác bỏ chứng cứ mà luật sư đưa ra. |
Vị trí trong hoạt động tố tụng hình sự | Tham gia vào hoạt động tố tụng | Tiến hành hoạt động tố tụng |
Biết rõ vị trí công tố viên là gì bạn sẽ hiểu vị trí và vai trò của vị trí này trong hoạt động tư pháp nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Tại Việt Nam, dù không có vị trí công tố viên nhưng quyền công tố vẫn luôn được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân, đảm bảo bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.